Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của phòng gym. Đó chính là việc bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị gym. Đây là một việc tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng hiện nay nhiều phòng tập lại chưa thực hiện được những việc này. Hoặc thực hiện nhưng chưa đúng những tiêu chí trong quá trình bảo dưỡng thiết bị.
Việc bảo dưỡng không đúng như những khuyến cáo của thiết bị gym cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ sử dụng của thiết bị. Ngoài ra, việc giữ gìn thiết bị gym sạch sẽ còn thu hút được khách hàng đến tập luyện. Khách hàng nào cũng thích tập trong không gian sạch sẽ, máy móc mới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các chủ phòng tập những thông tin hữu ích trong quá trình bảo dưỡng thiết bị phòng gym đúng cách, giúp kéo dài thời gian sử dụng cho thiết bị.
Tại sao lại cần thường xuyên kiểm tra tình trạng không khí trong phòng tập? Vì thời tiết khí hậu tại Việt Nam tương đối khắc nghiệt. Mặc dù không nắng cháy da hay lạnh cắt da cắt thịt, nhưng lại thuộc nhóm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Đây là thời tiết vô cùng ám ảnh đối với các vật liệu kim loại. Đặc biệt, hầu hết các thiết bị gym đều được làm từ thép, nhôm, sắt,.. Mặc dù đã được bảo vệ bằng các lớp sơn tĩnh điện, phủ bóng,... Nhưng với thời tiết nồm ẩm, độ ẩm không khí cao. Đặc biệt là ở khu vực miền trung và miền Bắc. thì rất dễ gây hỏng hóc, hao mòn thiết bị gym nếu không được bảo quản tốt.
Vì vậy, các chủ phòng tập nên thường xuyên vệ sinh lau chùi thiết bị. Nếu gặp thời tiết nồm ẩm nên sử dụng điều hòa hay các máy hút ẩm. Vừa đảm bảo được không gian tập luyện cho người tập, vừa đảm bảo được cho thiết bị tránh hao mòn. Không khí là một yếu tố tác động rất lớn đến tuổi thọ của thiết bị. Rất nhiều chủ phòng tập không quan tâm hoặc không biết đến những vấn đề này. Nên khi gặp các vấn đề về gỉ sét thiết bị lại đổ lỗi cho đơn vị sản xuất. Nhưng trên thực tế thì do không gian tập luyện kín, ẩm mốc. Ngoài ra không gian tập luyện quá kín mà không có các thiết bị hỗ trợ, sẽ gây khó chịu cho khách hàng. Độ ẩm tốt nhất để không ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị phải dưới 90% và nhiệt độ nên nằm trong khoảng từ 15˚ C đến 35 ˚C.
Ngoài ra, mồ hôi từ người tập để lại, nước đổ lên thiết bị cũng là một nguyên nhân dễ làm thiết bị ẩm, mốc.
Lịch kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ tương đối trong phòng gym được khuyến khích là mỗi 2 tuần một lần. Còn mỗi ngày khi hoạt động thì cần phải điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm theo quy chuẩn đã được set up.
Thông thường các phòng tập sẽ có các cô nhân viên phụ trách việc lau chùi, vệ sinh thiết bị gym. Tuy nhiên, nhiều phòng tập nhỏ muốn tiết kiệm chi phí. Vì vậy, không thuê thêm nhân viên phụ trách các công việc này. Hoặc có thuê nhưng chỉ lau dọn cuối ngày. Thậm chí, là có thuê thường xuyên, thì các cô nhân viên vệ sinh vẫn không thể lau chùi thiết bị của mỗi khách ngay lập tức sau mỗi lần tập được. Do đó, việc chuẩn bị các khăn lau dụng cụ sẽ là ý tưởng vô cùng hợp lý và giải quyết được tận gốc vấn đề.
Nếu bạn cho rằng, khách hàng sẽ không sẵn sàng với việc chủ động lau dọn máy móc thì chắc hẳn bạn đã nhầm to. Hầu hết khách hàng đều sử dụng khăn cá nhân trong quá trình tập luyện nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp với thiết bị. Vì vậy, họ luôn sẵn sàng lau thiết bị trước mỗi bài tập của mình. Điều này, giúp cho thiết bị trong phòng tập lúc nào cũng trong tình trạng mới. Bề mặt các thiết bị gym đều là bề mặt kim loại nhẵn hoặc da PU. Nên chỉ cần sử dụng khăn mềm lau là đã có thể làm sạch đên 70% bề mặt. Đề sạch sẽ hoàn toàn thì có thể kết hợp thêm với một số sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng.
Hầu hết các thiết bị gym đều có thời gian kiểm tra theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng hoạt động thực tế của các phòng tập mà thời gian kiểm tra định kỳ sẽ có sự thay đổi theo cho thích hợp. Việc duy trì chất lượng của thiết bị gym trong phòng tập sẽ giúp giữ chân được khách hàng. Quy mô phòng tập càng lớn, thì tần suất sử dụng thiết bị lại càng tăng. Dẫn tới khấu hao thiết bị lại càng nhanh. Từ đó sẽ dẫn tới việc máy móc xảy ra vấn đề trong quá trình tập. Gây gián đoạn cho người tập hoặc gặp khó khăn trong quá trình sửa chữa. Vì vậy, các phòng tập nên thiết lập một lịch kiểm tra định kỳ cho phòng tập của mình.
Với các phòng gym quy mô lớn, chuỗi phòng tập hay phòng gym cao cấp. Thì tần suất kiểm tra thiết bị thường là 4 lần/tháng, tương đương là mỗi tuần một lần. Vì hàu hết các phòng tập này đều có các đội kỹ thuật riêng. Nên việc kiểm tra như vậy sẽ không có nhiều trở ngại. Nhưng đối với các phòng gym nhỏ thì việc kiểm tra với tần suất như trên gây tốn kém chi phí khá nhiều cho chủ phòng tập. Nếu chủ phòng tập có những kỹ năng cơ bản trong việc bảo trì, kiểm tra thiết bị. Thì có thể 2 tuần kiểm tra thiết bị của mình một lần. Còn các phòng tập cần phải sử dụng thuê đội kỹ thuật ngoài. Thì có thể kiểm tra tùy theo tình hình thực tế hoạt động của phòng tập. Tuy nhiên theo khuyến cáo, thì trung bình phòng tập nên 3 tháng thì kiểm tra bảo dưỡng một lần. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp phát hiện ra những lỗi sớm, tiết kiệm chi phí sửa chữa và đảm bảo trải nghiệm tập luyện cho khách hàng.
Đây là hoạt động mà không thể bỏ qua của tất cả các phòng tập hiện nay. Việc vệ sinh, lau dọn thiết bị tập luyện vào cuối ngày, ngoài đảm bảo thẩm mỹ cho phòng tập. Mà còn đảm bảo được thiết bị luôn sáng mới, tránh tình trạng hen gỉ. Mặc dù trong quá trình hoạt động cả ngày, các thiết bị vẫn được lau, tuy nhiên sẽ còn nhiều bộ phận và thiết bị chưa được về sinh. Như các phần khung, dây cấp, trực cuốn, thảm chạy,... những vị trí này đều là những bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến độ trơn tru và hoạt động của thiết bị.
Hơn 90% quyết định của người tập đến từ yếu tố không gian và vệ sinh của phòng tập. Ngoài ra, khi tập luyện người tập sẽ ra mồ hôi bám vào các bề mặt ghế, tay cầm. Không vệ sinh cẩn thận sẽ gây ra nấm mốc hoặc vi khoản truyền nhiễm trên da. Sẽ không có ai muốn sử dụng những thiết bị dơ, cũ hay vết nấm mốc, mồ hôi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của phòng tập. Lau dọn vào cuối ngày cũng sẽ giảm tình trạng ảnh hưởng đến quá trình tập luyện của khách hàng.
Một lưu ý nhỏ cho các phòng tập trong quá trình về sinh thiết bị. Đó là không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa quá mạnh. Hiện nay, có rất nhiều loại chất tẩy mạnh, nhiều bạn không biết cho rằng chất tẩy khử trùng càng mạnh sẽ càng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không sử dụng cẩn thận những chất này sẽ tác động vời bề mặt thiết bị, gây ra tình trạng ăn mòn hoặc mất đi các lớp sơn bảo vệ cho thiết bị. Chỉ cần sử dụng các loại thiết bị có độ khử trùng vừa phải, đã đủ để làm sạch cho các thiết bị.
Dù là chủ đầu tư hay là người kinh doanh phòng gym, cho dù không là người thực hiện trực tiếp việc bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thì bạn vẫn nên hiểu rõ thời gian kiểm tra, bảo trì định kỳ của các nhóm máu phổ biến. Khi có được kiến thức nền tảng này, người chủ có thể tự lên một lịch trình bảo dưỡng các thể loại máy cho cả một năm hoạt động, giảm được các chi phí không cần thiết vì tần suất sử dụng và mức chịu lực của mỗi loại đều khác nhau:
Máy tập chạy bộ, máy đi bộ trên không, máy leo cầu thang nên có lịch bảo trì, bảo dưỡng mỗ 1-2 tháng vì tần suất sử dụng nhiều và có sử dụng mạch điện tử
Dàn tập gánh tạ đa năng: kéo cáp, đu xà,… nên có lịch bảo trì mỗi tháng đều đặn, dù không phải chịu tải trọng lớn nhưng các chi tiết ròng rọc trên dây cáp giàn tạ khá dễ phát sinh trục trặc.
Các dàn ghế tập tạ, máy tập kháng lực, máy rung massage tập ep nên được bảo trì mỗi 3 tháng.
Vui lòng gọi đến Hotline: 024 32028696 - 083 999 3333 hoặc để lại thông tin của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn nhất để gửi báo giá cũng như tư vấn miễn phí về các dịch vụ của Ruby Fitness